Tại sao không làm giàu từ chính mảnh đất quê hương?

Trần Mao tự tin: “Khi mình làm được, nông dân quê mình sẽ hết nghèo kinh tế, nhiều người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành sẽ không còn ‘đói’ thực phẩm sạch”.


Khởi nghiệp từ chính quê hương bình dị, với những nông sản thân quen hàng ngày, thậm chí hết sức bình thường, đó là con đường mà rất nhiều bạn trẻ ngày nay dám nghĩ dám làm và đã thành công. Rất có thể đọc xong bài này sẽ có nhiều bạn trẻ có ý tưởng và thành công với những gì ở ngay xung quanh bạn.

từ sầu riêng cấp đông

Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Vì hoàn cảnh khó khăn, năm 1982, bố mẹ anh Phan Tân Phong và anh Phan Văn Dược quyết định rời quê hương đi xây dựng vùng kinh tế mới tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Thất bại khi trồng cà phê, tiêu và điều, tới năm 1999, anh Phong cùng em trai quyết định chuyển sang trồng sầu riêng hột, sau ba năm cây lớn và có đường kính 20cm. Cùng thời điểm này nghe nói đến giống sầu riêng hạt lép, hai anh em quyết định cắt bỏ sầu riêng hột và thực hiện ghép giống cơm vàng hạt lép.

Qua nhiều năm kiên trì, cộng với sự ủng hộ của Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng Phòng Nông nghiệp huyện, UBND huyện, UBND xã quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện, những giống cây sầu riêng múi hạt lép Thái Lan của anh Phong và anh Dược ngày càng được mở rộng từ 5 hecta lên tới 10 hecta.

Tuy nhiên đến năm 2011, sầu riêng bị các thương lái ra sức ép giá rồi cắt xanh ồ ạt, ảnh hưởng tới chất lượng sầu riêng… Bài toán nan giải tiếp tục đặt ra với các anh.

Từ nhiều nguồn tìm tòi, học hỏi khác nhau cùng với việc tìm hiểu phương pháp công nghệ cấp đông sản phẩm thực phẩm tiên tiến của người Nhật Bản trên Internet, 2 anh em bắt đầu nghĩ ra ý tưởng bóc những quả sầu riêng chín rụng tự nhiên lấy múi đóng hộp đông lạnh.

Năm 2014, trang trại Minh Hoàng Khôi cung cấp thử nghiệm ra thị trường những múi sầu riêng cơm vàng hạt lép đầu tiên để thăm dò.

Năm 2015, xưởng chế biến của trang trại đi vào sản xuất lớn, trên 10 tấn cơm sầu riêng được đóng hộp cung cấp ra thị trường, được khách hàng đón nhận nhiệt tình. Và cũng trong năm 2015, sản phẩm sầu riêng hạt lép đóng hộp được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Lâm Đồng.

Mang thương hiệu Minh Hoàng Khôi, sầu riêng đóng hộp đông lạnh hiện không chỉ trở thành sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng mà còn là phương pháp bảo quản sau thu hoạch, là cứu cánh cho nông dân trồng sầu riêng. “Giải pháp thiết thực này giúp chúng tôi xóa đi điệp khúc được mùa mất giá”, anh Phong cho hay.

Làm giàu từ muối biển quê hương

Sinh ra và trưởng thành tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định – vùng đất nổi tiếng với sản lượng muối cao nhưng trung bình mỗi tháng, người dân chỉ thu được 400.000 – 600.000 đồng.

Tuy thu nhập thấp, người dân ở đây vẫn chọn muối là nghề chính, một phần bởi đây là nghề truyền thống đã tồn tại từ hàng trăm năm ở vùng đất này.

Cầm trên tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị doanh nghiệp, bất lực nhìn những cánh đồng muối không bán được, Phạm Văn Cương đã cháy lên quyết tâm phải thay đổi.

Sau một thời gian dài quan sát, học hỏi mô hình sản xuất muối sạch của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ muối biển, anh quyết định ứng dụng mô hình này trên mảnh đất quê hương.

Vượt qua giai đoạn đầu nhiều khó khăn xây xưởng, vay mượn tiền, đén nay anh đã có một xưởng chế biến muối tinh với công suất 22.000 tấn một năm (tương đương 4 tấn một giờ) và một xưởng chế biến muối tinh sấy công suất 10.000 tấn một năm (tương đương 3 tấn một giờ).

Sản lượng hàng năm đã lên đến 22.000 tấn, có chất lượng cao, giá muối sạch cao gấp 1,4 lần so với thông thường, giá trị sản xuất tăng bình quân từ 7 đến 8 triệu đồng một ha, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững cho nghề muối tại 3 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Lập nghiệp từ những nông trang rau quả ế

Xuất thân trong gia đình nghèo, bố mẹ Mao rời quê Nghệ An vào vùng kinh tế mới Đắk Lắk, mang theo hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, sống giữa vựa trái cây, cô gái Tây Nguyên nhiều năm chứng kiến nỗi khổ, nước mắt của bố mẹ và bà con buôn làng trước cảnh hàng nông sản mất giá, bí đầu ra.

Nhìn bố mẹ ngồi khóc bên gốc cam, cô gái trẻ tự nhủ mình phải cố gắng tìm lối ra, thoát nghèo.

Khi vừa tốt nghiệp đại học, ngoài số vốn mình có, cô vay thêm 30 triệu đồng của người dì để mở công ty du lịch. Ban đầu vốn ít, hai người bạn chỉ tập trung vào kiếm khách, bán tour kết hợp thu mua và bán nông sản online.

Hơn nửa năm sau, khi đã thu hồi vốn, trả nợ cho dì và có thêm lợi nhuận, cô mở rộng sang kinh doanh khách sạn, phòng vé máy bay.

Mảng bán nông phẩm online dù chưa phải hướng đi chính nhưng vẫn được nữ giám đốc trẻ duy trì, cô nuôi tham vọng xây dựng kênh bán hàng hiệu quả và thị trường tiêu thụ ổn định.

Nhờ Mao, nhiều nhà vườn đã có chỗ cho đầu ra các loại rau quả chất lượng, đúng mùa nhưng mất giá.

Tran_Mao
Nữ giám đốc trẻ biết vượt qua số phận, khởi nghiệp thành công
2 phòng vé máy bay tại Đà Lạt, TP HCM và trụ sở công ty của Mao từ bao giờ đã trở thành địa điểm quen thuộc để nhiều nông dân gửi gắm hàng thanh lý. Nhiều loại rau quả được mang tới, từ dâu tây rớt giá chỉ còn 20.000 đồng/kg, khoai tây, khoai lang Nhật mất giá thảm 3.000-4.000 đồng/kg…

Nhờ tài xoay sở của Mao và những người bạn, nhiều trường hợp, các loại nông sản này đã tìm được đầu ra và vị thế trên thị trường.

Trần Mao tự tin: “Khi mình làm được, nông dân quê mình sẽ hết nghèo kinh tế, nhiều người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành sẽ không còn ‘đói’ thực phẩm sạch”.

Không phải những việc làm quá to tát hay những mặt hàng quá cao siêu nhưng họ đã làm giàu, đã khởi nghiệp từ chính những gì thân quen bên cạnh mình. Còn bạn, hãy thử nhìn ra xung quanh để thấy những mặt hàng nào mà mình có thể khởi nghiệp từ đó?

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *