8 loại nông sản thu tiền tỷ nên đầu tư làm giàu ở nông thôn

Họ có thể thu hoạch 8 vụ mỗi năm. Giá bán lẻ loại rau này cao hơn 5-10% so với rau thường. Tính trung bình, mỗi năm, người dân thu 4 tấn rau một sào. Với giá 10.000 đồng mỗi kg, họ đã thu về 40 triệu đồng một sào.
Nếu ở nông thôn và muốn tìm kiếm, phát triển vừa có năng suất cao vừa thu lãi “khủng” thì dưới đây là những gợi ý cực kỳ khả quan dành cho bạn.

1. Rau trong nhà lưới

Nông dân ở nhiều nơi đã chuyển sang mô hình trồng rau trong nhà lưới, thu về từ trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Họ có thể thu hoạch 8 vụ mỗi năm. Giá bán lẻ loại rau này cao hơn 5-10% so với rau thường. Tính trung bình, mỗi năm, người dân thu 4 tấn rau một sào. Với giá 10.000 đồng mỗi kg, họ đã thu về 40 triệu đồng một sào.

2. Chuối tiêu hồng

Một ha đất trồng chuối tiêu hồng tại Hưng Yên cho doanh thu gấp cả chục lần vốn đầu tư ban đầu. Nếu người dân sở hữu 50 mẫu, với mức lãi 40 triệu đồng một mẫu mỗi năm, sau khi trừ chi phí, sẽ thu về khoảng 2 tỷ đồng. Chuối được trồng đan xen thành nhiều lô, giúp người dân địa phương thu hoạch quả quanh năm.

3. Cam xoàn

Cam xoàn nổi tiếng ở tỉnh Hậu Giang. Cam xoàn cho trái theo chùm, bình quân, một cây cho phép người dân thu về 40 đến 50 kg mỗi năm. Tùy từng địa phương mà cam xoàn có các mức giá khác nhau, dao động 45.000-60.000 đồng một kg.

4. Nấm linh chi

Nhiều bà con nông dân ở Quảng Ninh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng quen thuộc (lúa và cây trồng khác) sang nấm. Nấm được trồng theo phương pháp treo giàn, không phủ đất giúp hạn chế dịch bệnh phát sinh, tận dụng tối đa diện tích và giảm chi phí đầu vào. Hầu hết đều cho năng suất cao.

Nếu sử dụng diện tích trên 300m2 để trồng hơn 25.000 bịch nấm, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, người dân thu về cả tỷ đồng.

5. Nuôi cá lồng

Mô hình nuôi cá lồng trên sông thực hiện tại nhiều địa bàn trên cả nước giúp bà con nông dân thu về tiền tỷ mỗi năm. Ví dụ tại Hòa Bình, mỗi năm, người dân có thể cho ra sản lượng đến 350 tấn cá, thu về khoảng 20 tỷ đồng; tại Phú Thọ mỗi năm sản lượng lên đến 3.000 tấn, mang lại hàng trăm tỷ đồng…

6. Mô hình lúa tôm

Nhiều nông dân thuộc vùng chuyên canh lúa năng suất thấp ở các tỉnh ven biển của miền Tây như Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh… đồng loạt mở rộng mô hình sản xuất theo hướng một vụ lúa, một vụ tôm.

Tôm nuôi trong ruộng sử dụng thức ăn tự nhiên, ít dịch bệnh và thải ra sản phẩm có thể sử dụng cho lúa phát triển. Vì vậy, chi phí đầu tư cũng tiết kiệm hơn bình thường. Nhiều hộ tại đây đạt doanh thu 2-2,5 tỷ đồng trong toàn vụ.

7. Gà thả đồi

Những năm gần đây, gà đồi được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng thịt chắc, ngon. Với mô hình nuôi thả trang trại gà đồi, nông dân tại huyện Sóc Sơn hay Phú Bình đã cung cấp cho thị trường hàng chục nghìn con gà, giúp thu về hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

8. Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Với mức giá trên thị trường từ 800.000 đồng đến một triệu đồng mỗi kg, thịt trâu khô mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho nhiều hộ gia đình tại xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *