Yếu tố chính trong bản cam kết thương hiệu (Franchise Agreement)

Hy vọng các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị kĩ từ bây giờ để có thể đem thương hiệu Việt nhượng quyền phát triển tốt ở nước nhà rồi ra nước ngoài.


Với chuyên môn là chuyên gia tư vấn tài chính cho doanh nghiệp ở Úc và có tìm hiểu về mô hình nhượng quyền dựa vào các điều lệ và luật pháp ở nước Úc làm nền tảng để trao đổi và chia sẻ với các thành viên trong Group QTvKN hiểu rõ và có thể áp dụng mô hình này ở Việt Nam hay ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, các bạn cần được tư vấn thêm từ các chuyên gia về nhượng quyền như chị Nguyễn Phi Vân, anh Ly Qui Trung và các chuyên gia khác.

Như đã có chia sẻ những khái niệm cơ bản về franchise: “ ?”

FRANCHISE LÀ GÌ ?

Với chuyên môn là chuyên gia tư vấn tài chính cho doanh nghiệp ở Úc, tôi đã có nghiên cứu và tìm hiểu về mô hình kinh doanh nhượng quyền(franchise) cho doanh nghiệp ở Úc và doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu và tiềm năng mở rộng thương hiệu Việt sang bên Úc. Nhân dịp hôm nay chị Nguyễn Phi Vân tham gia vào Group, tôi xin làm người tiên phong chia sẻ những thông tin và kiến thức vể franchise và mời chị Nguyễn Phi Vân hỗ trợ cùng em để phân tích và chia sẻ thêm về franchise.

Để có một franchise (mô hình nhượng quyền thương hiệu) thành công, bạn hãy đầu tiên suy nghĩ về các điều sau đây:

– Doanh nghiệp của bạn thường phải thành công, có nét khác biệt và mang tính tái tạo cao (replicable).

– Tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia như là Luật sư, chuyên viên Ngân Hàng, Kế toán viên hoặc là các tư vấn viên về thương hiệu.

– Dành thời gian để lên một bản kế hoạch hoạt động

– Bản cần phải được chuẩn bị bởi một luật sư chuyên nghiệp.

– Nếu bạn có các tài sản trí tuệ, hãy chắc chắn rằng bản quyền hay quyền tác giả của chúng được chứng nhận và bảo vệ bởi luật pháp (Luật sư của bạn sẽ tư vấn về vấn đề này).

– Bạn cần tìm hiểu về địa bàn hoạt động, xem xét coi có vùng nào phù hợp với ngành kinh doanh của bạn không và số lượng các địa điểm, nhà hàng ở khu vực đó.

– Nghiên cứu và tuyển chọn các franchisee (người được nhượng quyền) một các kĩ càng và có tính chọn lọc.

– Tránh cung cấp hàng quá khả năng hay dự đoán các thông số quá nhiều.

– Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các đối tác.

– Tập trung phát triển mức độ hài lòng và tăng trưởng lợi nhuận của thương hiệu.

– Tiếp tục phát triển thương hiệu và duy trì các tiêu chí.

– Chắc chắn rằng việc quảng bá thị trường, quảng cáo hay xây dựng quan hệ công chúng được ưu tiên hàng đầu.

Các bước cơ bản để xây dựng mô hình franchise:

1) Hiểu rõ doanh nghiệp của bạn: Bạn cần chuẩn bị một Bản Kế hoạch Kinh Doanh, nêu rõ các rủi ro, cơ hội, các dự đoán về tài chính, báo cáo rủi ro liên quan đến việc mở rộng danh hiệu. Chú ý việc tìm hiểu môi trường kinh doanh như: Địa điểm làm ăn, nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng khác.

2) Thử kiểm tra độ hiệu quả của mô hình: hãy thử kiểm tra những ý tưởng của bạn bằng cách mở những nhà hàng nhỏ ở địa phương, để xem thương hiệu của bạn có phù hợp cho mô hình đó không.

3) Bản kế hoạch hoạt động: Bạn cần có một bản kế hoạch hoạt động, chi tiết những thành phần chính và chức năng của chúng trong hệ thống doanh nghiệp của bạn. Trong “”, bạn cần phải nêu rõ kế hoạch hoạt động của bạn với đối tác. Đây là một quá trình dài và tốn thời gian, nên sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu từ bây giờ.

4) Tìm kiếm đối tác: Đối tác của bạn là một nhân tố lớn trong việc quyết định độ thành công của doanh nghiệp. Do đó hãy quyết định kĩ càng trong việc lựa chọn đối tác, bao gồm các đánh giá về kĩ năng, kinh nghiệm, nhân cách của họ.

5) Ước tính chi phí kinh doanh.

6) Tìm kiếm người được nhượng quyền (Franchisee): Có nhiều cách để làm điều này, bạn có thể tìm kiếm họ từ các website, các bài báo địa phương. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ với các tổ chức lập nghiệp trẻ (Young Startups) vì họ thường là những người có nhiều ý tưởng.

Tiếp theo là Bản cam kết thương hiệu.

Bản cam kết thương hiệu là một bản hợp đồng bao gồm:

1) Quyền chuyển nhượng thương hiệu từ chủ thương hiệu cho người được nhượng quyền về các vấn đề và hạn mức trong kinh doanh.

2) Các tài sản trí tuệ,thương hiệu hay quyền tác giả của doanh nghiệp chính được cho phép sử dụng bởi franchisor.

3) Bên được nhượng quyền đồng ý chi trả một khoản tiền cho chủ thương hiệu, trước khi họ bắt đầu hoạt động cho doanh nghiệp.

Trước khi bắt đầu làm một bản cam kết thương hiệu, bạn chắc chắn rằng một số thông tin được cung cấp đầy đủ:

1) Là một chủ thương hiệu, bạn cần cung cấp một bản thông tin đầy đủ (Bao gồm các bản tóm tắt về lợi ích và rủi ro của doanh nghiệp và việc mở rộng thương hiệu) và chắc chắn rằng đối tác của bạn – người được nhượng quyền, phải nắm và hiểu rõ các thông tin ấy.

2) Là một chủ thương hiệu, bạn cần lưu ý các sự thay đổi (được cập nhật) của Bản cam kết thương hiệu và Bộ quy tắc ứng xử ít nhất 14 ngày trước khi kí kết hợp đồng chuyển nhượng.

3) Nên tham dự các khóa huấn luyện về việc thành lập thương hiệu hoặc thuê luật sư để được tư vấn kĩ càng trong vấn đề cung cấp thông tin.

Vấn đề về giá cả thương hiệu:

Lưu ý rằng, việc đưa ra các mức giá thương lượng trong việc chuyển nhượng thương hiệu là trách nhiệm của các ứng viên được nhượng quyền. Chủ thương hiệu có thể đưa ra các lời khuyên về mức giá nhưng tuyệt đối không được ép buộc một mức giá nhất định với đối tác (người sẽ được nhượng quyền) hay việc bắt buộc đối tác phải bán sản phẩm của mình ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, chủ thương hiệu có thể đưa ra mức giá tối đa (không được vượt quá) của sản phẩm.

Việc mua bán hàng hóa từ nhà cung cấp:

Việc chủ thương hiệu bắt buộc/yêu cầu đối tác (người được nhượng quyền) phải mua bán các nguyên vật liệu từ một (hay nhiều) nhà cung cấp nhất định là hoàn toàn bị ngăn cấm bởi pháp luật, bởi vì nó là một trong những thành phần của danh sách các việc buôn bán riêng lẻ (Exclusive dealings).

Tuy nhiên, để tránh trường hợp vô ý vi phạm, chủ thương hiệu có thể đăng ký sự bảo vệ bằng cách đăng kí với Bộ thông tin cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (Australian Competition and Consumers Commission).

Hy vọng các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị kĩ từ bây giờ để có thể đem thương hiệu Việt nhượng quyền phát triển tốt ở nước nhà rồi ra nước ngoài.

Phần tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ tiếp về Bộ quy tắc ứng xử.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *