Chiến lược quản trị doanh nghiệp là gì?
Trong sách giáo khoa quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh được mô phỏng bởi những câu hỏi cơ bản: Ta đang ở đâu?
Xin trả lời câu hỏi trên bằng một khẳng định: không có dữ liệu, miễn bàn chiến lược! Hai chữ chiến lược vừa lớn, lại vừa rộng, bài viết ngắn này chỉ mong bàn sơ về ở một góc nhìn hẹp.
Trong môi trường học thuật, chiến lược được chia sẻ, giảng dạy trên cơ sở các case study với những dữ liệu giả định. Dữ liệu giả định trong môi trường lý thuyết, là dữ liệu chính xác. Khi đó, chiến lược rất lung linh. Người cầm quân dường như chỉ cần vạch đúng chiến lược, mọi việc tất thắng. Trong thực tế, dữ liệu cũng phải được giả định, và giả định này không bao giờ chính xác.
Gần đây, ta nghe nhiều về việc xác lập chiến lược cuộc đời. Cuộc đời dĩ nhiên gắn liền với nơi ta muốn sống. Như vậy, ta xác lập những chốt chặn lớn trong cuộc đời dựa trên một giả định tương lai về nơi ta muốn sống. Và khi cái nơi ta muốn sống thay đổi nhiều quá, không như kỳ vọng, ta có thể phải chọn một nơi khác, và chiến lược cuộc đời cũng không còn phù hợp nữa.
Chiến lược này chỉ phù hợp khi những giả định tương lai về nơi ta muốn sống không thay đổi quá lớn.
Ở phương diện quản lý công, qui hoạch hạ tầng cho một thành phố lớn là một hoạch định chiến lược, một tầm nhìn rất dài hạn.
Dữ liệu mấu chốt nhất trong việc này chính là tốc độ tăng dân số, bao gồm tự nhiên và cơ học. Như vậy, dự báo dân số cơ học chuyển dịch từ các tỉnh lân cận về thành phố cần phải rất chính xác. Điều này lại phụ thuộc vào mức độ phát triển các thành phố vệ tinh ra sao. Dữ liệu này sai, qui hoạch không thể đúng.
Trong sách giáo khoa quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh được mô phỏng bởi những câu hỏi cơ bản: Ta đang ở đâu?
Ta muốn đến chỗ nào? Ta làm thế nào để đi đến đó? Muốn trả lời được những câu hỏi đó ta cần một bản đồ dữ liệu. Bản đồ dữ liệu đó trong kinh doanh chính là miếng bánh thị trường, xu hướng phát triển của nó trong tương lai, phác đồ phân chia cứ địa theo đối thủ và theo chuỗi giá trị. Ở Việt Nam để vẽ được một phác đồ như thế đòi hỏi khá nhiều phỏng đoán, và dĩ nhiên đi kèm nó là rất nhiều sai số. Tuy vậy, phỏng đoán vẫn là việc phải làm, để tạo cơ sở cho định hướng. Nhưng khi lâm trận, thực thi mới mang tính quyết định. Thử và sai, tuy tốn kém nhưng đó là một lựa chọn thực tế. Triển khai thực thi phải đúng với chiến lược đề ra, nhưng cũng cần một sự linh hoạt nhất định khi những phỏng đoán cho chiến lược ban đầu không còn phù hợp nữa.
Không có dữ liệu, miễn bàn chiến lược. Học chiến lược chính là học phỏng đoán, và học sống tốt trong sự không chính xác.
Leave a Reply