Xây dựng chiến lược khác biệt thương hiệu cần lưu ý gì?
Với nguồn lực hạn hẹp, điều tối kỵ với các doanh nghiệp SME là dàn trải các mục tiêu kinh doanh và phân khúc thị trường.
Khác biệt thành công hay không, còn nằm ở cách hiểu và cách tiếp cận vấn đề của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng. Đặc biệt đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), vốn mỏng về nguồn lực con người về tài chính, bé về quy mô và hạn chế về năng lực triển khai.
Dưới đây là những điểm doanh nghiệp SME cần lưu ý khi xây dựng chiến lược khác biệt thương hiệu.
1. Suy nghĩ thực tế
Sản phẩm, thương hiệu, quảng cáo, content và phân phối – khâu nào cũng quan trọng. Khác biệt thương hiệu không có ý nghĩa gì khi các khâu còn lại của chuỗi giá trị được thực hiện không đến nơi đến chốn.
Bạn không thể xây dựng chiến lược thương hiệu trong khi sản phẩm còn chưa tốt, cũng chưa có nhân sự để triển khai… Do đó phải có suy nghĩ và tầm nhìn thực tế, thương hiệu không phải chìa khóa vạn năng. Khi doanh nghiệp lệch lạch về tư duy, mọi thứ sẽ lệch lạc theo.
2. Đừng bắt chước một cách máy móc
Một trong những sai lầm của SME là bắt chước cách làm của các doanh nghiệp lớn có cùng phân khúc cạnh tranh với họ. Nguy hiểm hơn nữa là làm theo đối thủ có sự tương thích về mô hình kinh doanh. Điều đó sẽ chỉ khiến doanh nghiệp của bạn thất bại.
3. Cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng
Ưu thế lớn nhất của SME so với các doanh nghiệp lớn là sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Nếu như các doanh nghiệp lớn không thể thích ứng linh hoạt và thay đổi theo nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng khác nhau chính là vũ khí cạnh tranh lợi hại của nhóm SME. Điểm khác biệt này trên thực tế đã giúp nhiều SME có một “định vị” rõ ràng khi tiếp cận khách hàng.
4. Đầu gà hơn má lợn (chiến lược tập trung)
Với nguồn lực hạn hẹp, điều tối kỵ với các doanh nghiệp SME là dàn trải các mục tiêu kinh doanh và phân khúc thị trường.
Đặt mục tiêu quá nhiều cho một chiến lược thương hiệu, (trong content) ôm đồm quá nhiều thông điệp nhưng không có lấy một cái đủ sâu và hấp dẫn. Doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc chi tiền (từ ngân sách hạn hẹp) cho những hoạt động không mang lại hiệu quả thực tế nào.
5. Nổi bật về hình thức
Hình thức vẫn là một yếu tố quan trọng và có sức hấp dẫn không thể chối cãi. Sự khác biệt không phải khi nào cũng đến từ những thứ lớn lao. Hành vi mua hàng của khách hàng rất thực tế. Có nhiều khi họ chọn sản phẩm chỉ vì nó có hình thức bắt mắt hơn.
Do đó các doanh nghiệp SME đừng bỏ qua sự quan trọng của hình thức.
Leave a Reply