Bí quyết quản trị nhận diện thương hiệu
Khả năng tiếp nhận một thông điệp thường bị ảnh hưởng bởi một số các đặc trưng liên quan đến vị trí của các yếu tố nhận diện bằng thói quen nhãn quan.
Không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam nhận thức khái niệm nhận diện thương hiệu đa phần chỉ dừng lại ở việc định vị thương hiệu, cấu trúc thương hiệu và thiết kế bộ công cụ hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng thường họ sẽ rất ít quan tâm đến việc quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu.
Trong khi đó, tại các doanh nghiệp nước ngoài, hệ thống quản trị nhận diện thương hiệu được xác định là một cách thức bảo vệ tài sản thương hiệu mang giá trị vô hình đóng góp một phần gia tăng đáng kể giá trị tài sản thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra nó là yếu tố lợi thế cạnh tranh mang tính sống còn của doanh nghiệp, do vậy việc quản trị thương hiệu được xác định là một việc hệ trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ và thực thi.
Quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu cũng giống như những hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, quản trị marketing. Quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải bám sát tính cách thương hiệu, hình mẫu thương hiệu, quy chuẩn hình ảnh nhận diện thương hiệu, hiểu rõ thực trạng doanh nghiệp cũng như chiến lược định vị thương hiệu trong dài hạn.
Mục tiêu của quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu không đơn thuần chỉ là đại diện cho sự nhận biết về hình ảnh hay tính cách hình mẫu thương hiệu mà còn là cách tạo nên ngôn ngữ giao tiếp riêng biệt giữa thương hiệu của bạn và khách hàng. Điều đó cũng cho thấy rằng một chiến lược dài hạn dành cho thương hiệu sẽ phụ thuộc vào hệ thống quy chuẩn đồng nhất dựa trên các yếu tố nhìn thấy hay cảm nhận đến từ các giác quan của khách hàng.
Cách thức quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu:
➡️Quản Trị Logo:
Quản trị Logo trong hệ thống nhận diện thương hiệu là đảm bảo Logo được sử dụng chính xác, hiển thị rõ ràng trong mỗi điểm chạm và hiệu quả trong việc gia tăng khả năng gợi nhắc. Khi thấu hiểu những nguyên tắc quản trị Logo giúp chúng ta kiểm soát được rủi ro và trang bị tốt khả năng ứng dụng Logo trong mọi tình huống cụ thể.
➡️Quản Trị Màu Sắc:
Trong hệ thống nhận diện thương hiệu, màu sắc là phần cốt lõi không thể thiếu trong quá trình ghi dấu nhận diện thương hiệu và cũng là trợ thủ đắc lực góp phần tạo nên ấn tượng về cảm xúc cho khách hàng. Màu sắc chỉ gợi nhắc thương hiệu của bạn hiệu quả khi nó được liên kết với tâm trí người dùng. Và liên kết có được là từ kết quả của quá trình liên tục xuất hiện, lặp đi lặp lại một cách nhất quán.
➡️Quản Trị Hình Ảnh Thương Hiệu
Hình ảnh là một yếu tố quan trọng tạo nên cảm xúc cho những câu chuyện liên quan đến thương hiệu. Để thể hiện chính xác thông điệp, hình ảnh cần được ghi ấn sắc nét về cả lý tính và cảm tính. Ngay cả trong các chiến dịch truyền thông hình ảnh cũng phải lột tả được thông điệp mà thương hiệu muốn đem đến cho khách hàng.
➡️Quản Trị Font Chữ
Mỗi thương hiệu chỉ nên sử dụng một hoặc hai font chữ. Thông thường để đảm bảo tính chất đồng bộ các thương hiệu sẽ có bộ quy tắc sử dụng của nó. Ví dụ: chữ in hoa, in đậm thường dùng cho tiêu đề. Chữ thường, chữ in nghiêng sử dụng cho nội dung. Font chữ có thể sử dụng từ những font có sẵn được lựa chọn phù hợp với tính cách thương hiệu, hoặc thương hiệu sẽ đầu tư một bộ font riêng biệt (nhưng cách thức này sẽ khá tốn kèm thời gian và chi phí)
➡️Quản Trị Layout Bố Cục
Về cơ bản, bố cục liên quan đến vị trí và kích thước của các yếu tố như: tiêu đề, nội dung, hình ảnh, logo và các yếu tố đồ hoạ hỗ trợ.
Khả năng tiếp nhận một thông điệp thường bị ảnh hưởng bởi một số các đặc trưng liên quan đến vị trí của các yếu tố nhận diện bằng thói quen nhãn quan.
➡️Quản Trị Bộ Công Cụ
Trong thế giới cạnh tranh thương mại hiện nay, cùng với nhu cầu ngày càng tinh tế của con người, danh sách những công cụ nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng gia tăng. Và khi đã nắm vững hiểu sâu cách phát triển các hệ thống nhận diện thương hiệu thì nó sẽ không còn là khó khăn trong việc quản trị hay phát triển thêm các công cụ nhận diện cần thiết.
Leave a Reply